Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Dạy cho Bắc Kinh bài học
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Trên thực tế Biển Đông là con đường huyết mạch giao thoa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây là tuyến đường tơ lụa chuyển tải hơn 2/3 lượng hàng hoá trên thế giới hằng năm. Chưa kể việc vận chuyển dầu hỏa trên Biển Đông nhiều hơn gấp 4 lần so với kinh đào Suez. Riêng các nguồn năng lượng, hàng hoá, dầu thô nhập cảng hoặc xuất cảng từ Trung Quốc đều phải đi qua tuyến đường nầy.

 


Ngoài con đường huyết mạch về vận chuyển, Trung Quốc dường như đã tìm thấy tài nguyên trên Biển Đông với lượng dầu hỏa khổng lồ nhiều hơn tất cả các quốc gia Trung Đông cộng lại, chưa kể đến số lượng khí đốt ước chừng lên đến trên 800 ngàn tỷ. Chính vì những dự đoán về tài nguyên có thể nên Quốc Hội Bắc Kinh đã phê chuẩn ngân sách đặc biệt lên đến 25 tỷ mỹ kim trong năm 2015 cho các dự án thăm dò dầu khí tại Biển Đông. Như chúng ta biết, với nhu cầu của một quốc gia trên đường phát triển như Trung Quốc đòi hỏi một số lượng dầu hỏa gấp đôi Châu Âu và khí đốt lên trên 20% của cả các quốc gia phát triển cộng lại. Như thế, việc khai thác trên Biển Đông đối với Trung Quốc là hệ trọng phải làm nếu họ không muốn lệ thuộc vào tài nguyên của các quốc gia khác.

 


 

Ngoài nguyên do kinh tế, Biển Đông còn là vị trí chiến lược quan trọng đối với Bắc Kinh. Chính vì những manh nha ấy,  cho nên cuộc chiến 1974 cưỡng chiếm Trường Sa chỉ là màn mở đầu cho tham vọng đế quốc trên Biển Đông. Mãi cho đến năm 1988 khi tiến hành trận Gạc Ma Trung Quốc đã lộ bản chất xâm lược một cách trắng trợn, và đường lưỡi bò 9 đoạn đưa ra chỉ là cách ngụy tạo. Gần đây nhất Trung Quốc đã thiết lập phi đạo trên bảy rạng san hô và bãi cát ngầm. Đây là căn cứ chiến lược dùng để bảo vệ cho các chương trình khai thác và tấn công Việt Nam, Phi Luật Tân và Mã Lai Á. Nếu cần.

 

Để hổ trợ cho những tham vọng trên nhà cầm quyền Bắc Kinh còn dàn dựng mặt trận tâm lý qua hình thức đưa ra trên báo chí của họ cho rằng khả năng quân sự Trung Quốc có thể đánh chiếm Việt Nam trong vòng 1 tiếng đồng hồ qua các cuộc phi pháo 2 vào thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Với mục đích trắc nghiệm lại những gì Bắc Kinh tuyên truyền có đúng như họ đưa ra hay không? Chúng ta thử lược qua các yếu tố sau đây chứng minh điều Bắc Kinh đưa ra là có thể:

 

a, Ngoại trừ một số đảo Trung Quốc chiếm cứ của Việt Nam. Hiện nay chúng ta vẫn còn kiểm soát 29 đảo. Việt Nam có những căn cứ tại Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Vịnh Cam Ranh, Hải Phòng. Trong 4 căn cứ nầy đều có các loại máy bay tiêm kích và các căn cứ Hải Quân Trung Quốc tại các hòn đảo chung quanh khu vực đều nằm trong tầm ngắm của Việt Nam. Chưa kể đến khả năng tàu ngầm vừa mới mua lại từ Nga Sô.

 

b, Khi xảy ra chiến tranh Không Quân Việt Nam có khả năng dập tắc trước khi Không Quân Trung Quốc tham chiến vì khoản cách của Việt Nam gần hơn Trung Quốc. Hơn nữa, môt khi chiến tranh bùng nổ các thành phố Hồng Kông, Quảng Đông, Hải Nam và Hạm đội Nam Hải Trung Quốc sẽ là mục tiêu của tàu ngầm Kilo 636 vói độ chính xác. Chưa kể đến các tỉnh lân cận gần miền Bắc nước ta sẽ là mục tiêu chính của Không Quân Việt Nam. Ngoài ra để chống lại một cuộc đổ bộ bằng bộ binh của Trung Quốc, chúng ta còn có các loại tên lửa C-12M, tên lửa cải tiến C125-2TM; C-75M và các loại thuộc dạng tầm thấp như: A72, A89 và 57M9 v.v..

 

c, Các loại tên lửa 3M-14E Klub-S và 3M-14E từ Nga cộng thêm tàu ngầm bán ra cho Việt Nam sẽ làm thịt những loại tàu ngầm Trung Quốc 3M-54E (cũng mua từ Nga trước đây). Lý do Nga bán ra loại tàu ngầm hiện đại hơn cho Việt Nam vì Việt Nam không có truyền thống ăn cắp công nghệ của người khác như Trung Quốc.

 

d, Đồng minh của Việt Nam là Ấn Độ và Nhật Bản. Về lãnh vực Không Quân và Hải Quân Ấn sẽ là quốc gia sẵn sàng cung cấp tàu ngầm (như đã thoả thuận) và các loại vũ khí chiến lược cho Việt Nam để chống lại Trung Quốc một khi bị tấn công. Bên cạnh đó, Nhật Bản sẽ là quốc gia thứ hai cung cấp các loại tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới mang tên Diesel Soryu, chưa kể đến các loại tuần tra nhẹ và nhanh có khả năng truy kích các tàu chiến của Trung Quốc.

 

e; Máy bay chiến đấu Su-30MK (Modernizirovannyi Kommerchskiy) của Không Quân Việt Nam mua lại từ Nga Sô. Đây là loại tiêm kích có thể hoạt động trong cả thời tiết xấu, thuộc loại đa chức năng từ những kịch bản về chiến thuật, hoạt động chiến đấu trên không, phòng không, tuần tra và hộ tống, tấn công trên mặt đất, chống lại hệ thống phòng không của địch kể cả trên biển. Môt đặc điểm khác Su-30MK còn có khả năng bay thấp tránh được sự phát hiện của rada Trung Quốc.

 

f,  Vũ khí đất đối không S-300 PMU1. Chúng ta hiện đang có 2 tiểu đoàn, đây là loại vũ khí bảo vệ bầu trời được cải thiện về cơ bản. Loại vũ khí đất đối không nầy còn có khả năng phòng thủ và tấn công. Dĩ nhiên Trung Quốc cũng có S-300 PMU. Tuy nhiên, như đã đề cập trên khi Nga Sô bán ra cho Trung Quốc họ đã cải trang (modifies) lại vì họ biết rằng Trung Quốc sẽ lấy cắp kỹ thuật. Vì thế đất đối không của Trung Quốc hiện có không thể là địch thủ của Việt Nam.

 

g, Quân đội Việt Nam hiện đang được trang bị những dàn rada cực mạnh có thể theo dõi ở cùng một lúc trên 300 mục tiêu khoảng cách từ 350 Km đến 450 Km. Như thế mọi chuyển động của Trung Quốc Việt Nam sẽ biết được và khắc phục môt cách nhanh chóng. Do đó máy bay của Trung Quốc không thể tung hoành trên vùng Biển Đông hay Nam Hải một cách dễ dàng. Đó là loại rada 64N6E chúng ta đang có. 

 

Những yếu kém của quân đội Trung Quốc:

 

Theo báo cáo của cơ quan USCC Hoa Kỳ cho biết về chỉ huy quân đội Nhân Dân Trung Quốc hiện đang áp dụng theo các mô hình lỗi thời, cấp chỉ huy quân đội chú trọng đến tham nhũng nhiều hơn lãnh vực chỉ huy. Riêng các tướng lãnh Trung Quốc không có kinh nghiệm để có thể chỉ huy cấp binh đoàn. Về tàu ngầm hay chiến hạm các sĩ quan chỉ huy không được huấn luyện kỹ càng để có thể phối hợp một cuộc hải chiến tầm vóc. Thứ đến về vũ khí, ngoại trừ những chiến hạm hay tiêm kích mua từ Nga sô, hầu hết mọi thiết bị do Trung Quốc chế tạo không thể xử dụng một cách hiệu quả. Như máy bay chiến đấu do Trung Quốc chế tạo không thể cất cánh hoặc hạ cánh một các an toàn, hệ thống rada không chính xác, bộ phận điện lúc có lúc không, truyền tin không thể phát ra hoàn hảo. Việc phối hợp tiếp vận Sĩ quan Trung Quốc không đủ khả năng để điều động, chiến hạm không thể liên tục hoạt động nhiều ngày trên biển. Mặc dầu về số lượng họ có nhiều, nhưng chất luợng tồi tệ nên không thể đáp ứng cho chiến trường hiệu quả.

 

Ngoài ra về tinh thần chiến đấu binh sĩ Trung Quốc không có tinh thần yêu nước. Theo bản thăm dò của cơ quan USCC cho biết trong 10 binh sĩ được hỏi về đức tính hy sinh và lòng yêu nước chỉ có 3 người được đánh giá cao. Còn lại 7 người kia cho biết họ bị bắt buộc phải đi lính vì hoàn cảnh và họ không muốn phục vụ cho một hệ thống quân đội tham nhũng.

 

Một yếu tố ngoại vi khác chúng ta không thể bỏ quên, các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ là đối lực cân bằng sức mạnh trên Biển Đông. Hơn nữa Trung Quốc sẽ không thể kéo dài cuộc chiến đối với Việt Nam vì yếu tố thế giới. Hãy nhìn lại cuộc chiến 1979 khi Trung Quốc xua quân qua biên giới đánh phá các vùng Cao- Bắc -Lạng, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam còn đang bận rộn tại Campuchia. Thế mà, lực lượng địa phương của Việt Nam đã gây nên những tổn thất lớn lao ngoài những dự đoán của lãnh đạo Trung Quốc. Thế thì, đối với sự lớn mạnh, chuẩn bị và cảnh giác của quân, dân Việt Nam làm sao Trung Quốc có thể tiến chiếm chúng ta trong một giờ? Đây chính là những lời tuyên bố khoác lát của những con người hiếu chiến có mắt mà không có con ngươi. Và những lời tuyên bố trên chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc không thuộc bài học từ Liễu Thăng, Tôn Sĩ Nghị v.v.. Nếu quả thật Trung Quốc có khả năng tiêu diệt chúng ta trong 1 giờ như những gì họ nói, thì Bắc Kinh hãy ra tay đi, chúng ta sẵn sàng chờ đợi để có thêm cơ hội dạy cho Trung Quốc bài học khác nữa, như cha ông ta đã từng làm trong quá khứ./. 

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Hàm số tất yếu của Hoa Kỳ trong trục xoay Biển Đông (17-02-2015)
    Chuyện bắt đầu hôm nay (18-01-2015)
    Cách Mạng Ô Dù (29-12-2014)
    Những ma sát trong chính sách ngoại giao Hà Nội (19-11-2014)
    Việt Nam đứng trong quy tắc kinh tế lượng (09-11-2014)
    Bắc kinh trước những toan tính ngược dòng (18-10-2014)
    Hiện tượng xung đột trong dòng chảy Trung Đông. (12-09-2014)
    Sự chuyển dịch để cân bằng đối lực của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương (16-08-2014)
    Iraq, bài toán không tìm ra đáp số (09-07-2014)
    Ukaine trước những manh nha và tham vọng của Moscow. (15-06-2014)
    Chiến Tranh Hay Hòa Bình Với Trung Quốc. (20-05-2014)
    Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi.  (13-04-2014)
    Có những mùa xuân không thể quên. (11-03-2014)
    Sự Đào Thải Trong Kế Hoạch “Vùng Nhận Dạng Phòng Không “của Bắc Kinh. (15-02-2014)
    Tiếng gọi Hoàng Sa (20-01-2014)
    Văn hóa, sản phẩm của con người (22-12-2013)
    Đông Nam Á trước trục xoay Hoa Kỳ (09-11-2013)
    Thế là anh Văn cũng đã ra đi! (15-10-2013)
    Campuchia có cần một chính khách như Sam Rainsy? (26-09-2013)
    Lòng tin chiến lược cho phát triển (26-09-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152739622.